Canonical

Khi gặp vấn đề về trùng lặp nội dung bạn hay nghe các chuyên gia nói về giải pháp canonical? Vậy canonical tag là gì, khi nào chúng ta nên sử dụng? Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn và hướng dẫn cách thêm thẻ canonical chi tiết!

Canonical Tag là gì?

Canonical Tag (rel = “canonical”) là một mã HTML giúp khai báo cho công cụ tìm kiếm xác định các URL nào là bản sao và URL nào là bản gốc.

Thẻ canonical sẽ giúp Google xác định chính xác các URL mà bạn muốn xuất hiện trong kết quả tìm kiếm để thực hiện thu thập dữ liệu và index chúng.

Canonical tag xuất hiện trong phần đầu của HTML với dạng như sau:

<link rel=”canonical” href=”https://example.com/preferred-url-here/” />

Tại sao Canonical Tag lại quan trọng trong SEO?

Duplicate content

Canonical tag sẽ giúp ngăn sự cố duplicate content với các nội dung giống hệt nhau xuất hiện trên nhiều URL. Sử dụng Canonical sẽ là giải pháp nếu bạn muốn giữ lại các bài viết trùng lặp để tăng thêm sức mạnh cho bài viết gốc.

Tại sao phải tránh duplicate content? Vì nó dẫn đến keyword cannibalization và khi đó với một từ khóa sẽ có nhiều trang trên cùng một website cạnh tranh với nhau. Điều này làm ảnh hưởng đến xếp hạng trang chính mà bạn muốn xếp hạng cao trên kết quả tìm kiếm của Google.

Ngoài ra, các trang chính khi đã được canonical sẽ được Google quét thường xuyên hơn.

Hợp nhất các tín hiệu về link và nội dung

Khi sử dụng canonical các backlink trỏ về các URL bản sao sẽ được truyền hết tín hiệu cho URL chính, công cụ tìm kiếm thu thập thông tin từ các trang tương tự cũng sẽ hợp nhất nó về URL chính giúp tăng thêm sức mạnh và cơ hội xếp hạng cho website.

Tối ưu Crawl Budget

Duplicate content có thể gây lãng phí Crawl Budget, Google sẽ mất nhiều thời gian để quét các nội dung trùng lặp trên một website thay vì quét các trang quan trọng khác.Việc sử dụng canonical tag để khắc phục vấn đề này và tối ưu Crawl Budget.

Cách thêm thẻ canonical

Để thêm thẻ canonical trong HTML, bạn có thể thêm thẻ rel:=”canonical” vào phần <head> của các trang.

Cú pháp:

<link rel=”canonical” href=”https://example.com/preferred-url-here/” />

Tuy nhiên đối với CMS hoặc các plugin CMS sẽ có các tính năng chỉ định canonical mà bạn không cần phải thủ công thêm chúng vào HTML của trang.

Đối với website wordpress bạn có thể thêm bằng cách sử dụng các Plugin SEO sau:

  • Plugin Yoast SEO 

    Nếu bạn dùng plugin Yoast SEO, hãy chuyển đến các tùy chọn tính năng trong trình chỉnh sửa bài viết, trang mà bạn muốn thêm.

    Sau đó, chọn tab “Advance” (nâng cao)

    Bạn sẽ tìm thấy trường “canonical”, bạn chỉ cần điền URL chỉ định là URL chuẩn vào và cập nhật là hoàn tất.

     

  • Plugin Rankmath

    Nếu bạn dùng Rank math thì chuyển đến phần Rank Math trong trình chỉnh sửa bài viết, trang và chọn vào tab “Advance” (nâng cao) và cũng điền URL chuẩn vào trường canonical, cập nhật là hoàn tất.

    Ngoài ra, còn có một số cách khác để chỉ định canonical:

    • Sử dụng rel=”canonical” trong Tiêu đề HTTP.

    • Chỉ liệt kê các URL chính tắc mà bạn muốn xếp hạng trong sitemap.

     

Cách kiểm tra URL đã canonical chưa

Sau khi đã thêm canonical tag cho trang/bài viết, bạn có thể kiểm tra xem chúng đã cập nhật chưa bằng cách:

Mở trang/bài viết mà bạn muốn kiểm tra, bấm chuột phải và chọn View Page Source (xem nguồn trang) hoặc bấm tổ hợp phím Ctrl + U. Một cách khác là bạn có thể nhập trực tiếp vào thanh địa chỉ “view-source: https: //example.com”

Bạn tìm tại cặp thẻ <head> và kiểm tra xem canonical tag đã xuất hiện hay chưa.

Các phương pháp hay nhất để thực hiện canonical

Đặt canonical vào chính mỗi trang gốc

Việc sử dụng thẻ canonical trỏ về chính nó luôn là một cách hay dù bạn có sử dụng canonical trên các trang trùng lặp khác hay không.

Việc này giúp Google xác định được đâu là URL chuẩn cho các nội dung trên trang hoặc bài viết và không nhầm lẫn với các URL trùng lặp vô tình khác.

Chuẩn hóa URL Trang chủ

Hãy chọn URL chuẩn cho website của bạn là http, https và sử dụng URL đó đồng nhất trên toàn website. Vì các bản sao của trang chủ rất phổ biến, người dùng có thể truy cập vào website của bạn với nhiều cách khác nhau mà chúng ta không thể kiểm soát.

Chuẩn hóa các bài viết trên các tên miền khác

Với cùng một nội dung nhưng đăng trên nhiều tên miền khác như website tin tức, bài báo,  bạn cần sử dụng canonical về website chính để tránh sự nhầm lẫn cho Google. Lúc này các tên miền khác sẽ không được xếp hạng nên bạn hãy cân nhắc khi thực hiện phân phối nội dung.

Sử dụng URL tuyệt đối và chữ thường

URL tuyệt đối và đồng nhất chữ thường trong thẻ canonical sẽ giúp bạn tránh những lỗi nhầm lẫn không đáng có cho Google.

Ví dụ về URL tuyệt đối trong canonical tag:

<link rel=”canonical” href=”https://www.example.com/examplepage/” />

Ví dụ về URL chỉ tương đối:

<link rel=”canonical” href=”/examplepage/” />

Chỉ định các URL không phải WWW hoặc WWW

Các phiên bản không phải WWW và WWW của một URL thì các công cụ tìm kiếm sẽ xem là các trang trùng lặp. Bạn cần nhất quán trong cùng một website.

Ví dụ:

Không phải WWW: https://example.com/

WWW: https://www.example.com/

Chỉ định các URL có dấu gạch chéo hoặc dấu gạch chéo không theo sau

Nếu cùng một URL tồn tại có cả dấu gạch chéo ở cuối và không có dấu gạch chéo, Google có thể xem chúng là hai URL riêng biệt. Hãy kiểm tra URL các trang có dấu gạch chéo hay không và nhất quán nó trên toàn bộ website.

Khác nhau Canonical tags và 301 redirects

Đây là một sự nhầm lẫn nghiêm trọng. Hai giải pháp canonical và 301 redirect mặc dù cùng xử lý các nội dung trùng lặp nhưng chúng tạo ra 2 kết quả hoàn toàn khác.

Khi bạn 301 Redirect trang A sang trang B thì người dùng khi truy cập vào sẽ tự động được chuyển hướng đến trang B và không nhìn thấy bất kỳ nội dung nào của trang A.

Nhưng khi thực hiện canonical trang A sang trang B thì các công cụ tìm kiếm sẽ biết trang B là trang gốc, người dùng có thể truy cập và xem được nội dung của cả 2 URL riêng biệt.

Do đó, bạn cần cân nhắc lựa chọn giải pháp canonical hay redirect để phù hợp nhất cho website của mình.

Các sai lầm thường gặp với canonical tag

Câu Hỏi Thường Gặp

blank

Pillar Page

Có thể bạn không biết, có một câu nói rất hay là “mọi người cần tương tác với một thương hiệu khoảng

blank

Entity

Khi làm SEO, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua Entity hay thực thể. Đối với những người cũ, đó là khái

blank

Author bio

Khi bạn xem các trang web lớn, ở dưới hoặc đầu bài viết của họ sẽ đều có một đoạn credit gồm

blank

Content hub

Bất kỳ ai đã từng tìm hiểu về SEO đều biết, việc sắp xếp logic nội dung trên trang web để cả

blank

SEO mũ trắng mũ đen

SEO mũ trắng là gì? SEO mũ đen là gì? SEO mũ trắng hay White Hat SEO là bao gồm các chiến

blank

Tối ưu tốc độ website

Trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay, mọi thứ liên quan đến công nghệ đều phụ thuộc vào tốc độ.