Khi nói đến việc xây dựng một thương hiệu mạnh, chỉ một dòng khẩu hiệu hoặc logo sẽ không làm được việc. Doanh nghiệp phải suy nghĩ về cách khách hàng nhìn thấy và điều gì sẽ khiến doanh nghiệp khác biệt với các doanh nghiệp khác cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm tương tự.
Đó là lý do tại sao điều quan trọng là phải có chiến lược về định vị và đảm bảo thương hiệu thu hút đúng đối tượng. Nhưng chính xác thì định vị một thương hiệu như thế nào? Bắt đầu từ đâu? Hãy cùng với DGM tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Định vị thương hiệu là gì?
Theo cha đẻ của Marketing hiện đại – Philip Kotler thì định vị thương hiệu là “hành động thiết kế hình ảnh và sản phẩm của công ty để chiếm một vị trí đặc biệt trong tâm trí thị trường mục tiêu”.
Hiểu cách khác, định vị thương hiệu mô tả sự khác biệt như thế nào so với đối thủ cạnh tranh hoặc cách thức thương hiệu nằm trong tâm trí khách hàng ra sao. Do đó, chiến lược định vị thương hiệu liên quan đến việc tạo ra các liên tưởng thương hiệu trong tâm trí khách hàng và xây dựng cảm nhận về thương hiệu một cách cụ thể. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp muốn chiến lược định vị thương hiệu của mình đạt hiệu quả nhất nên chú ý đến việc xây dựng cấu trúc của một team SEO thật tốt.
Tại sao định vị thương hiệu lại quan trọng trong Marketing?
Gợi nhắc thương hiệu doanh nghiệp
Việc hiển thị chính xác những gì doanh nghiệp mong muốn khách hàng ghi nhớ về thương hiệu giúp họ ghi nhớ được những lợi ích khi mua hàng hay sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Sự rõ ràng và gợi nhớ thương hiệu này sẽ hữu ích khi khách hàng xem xét các tùy chọn khác nhau có sẵn cho họ từ đó xây dựng cơ sở khách hàng trung thành cho doanh nghiệp.
Tạo nên sự khác biệt trên thị trường
Nếu không có sự khác biệt, khách hàng sẽ nghĩ rằng mọi sản phẩm cùng ngành đều có tính năng như nhau, không có gì nổi trội hay tạo ra được dấu ấn mạnh mẽ và như vậy khách hàng mục tiêu không phân biệt cái nào chất lượng hơn cái nào dẫn đến việc khó đưa ra lựa chọn. Thương hiệu khác so với đối thủ cạnh tranh chính là điểm nhấn cho chiến lược Marketing của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp có lợi thế hơn và dành được nhiều sự quan tâm đến từ khách hàng mục tiêu.
Nâng cao giá trị thương hiệu
Một thương hiệu mạnh không phải chỉ dựa vào cuộc chiến về giá mà còn là cuộc chiến lâu dài về chất lượng, dịch vụ, cách thức sản phẩm đảm bảo đem lại cho khách hàng. Thiết lập giá trị cao cho thương hiệu giúp cho việc khách hàng mua sắm sản phẩm/sử dụng dịch vụ đều thoải mái sử dụng cho giá không hề rẻ trên thị trường kinh doanh.
Nhận diện thương hiệu nhất quán
Các yếu tố thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng định vị được thương hiệu trong tâm trí khách hàng, gia tăng thị phần trên thị trường kinh doanh, nâng cao chiến lược tiếp thị bộ nhận diện thương hiệu và củng cố hình ảnh thương hiệu phát triển bền vững và lâu dài thì phải tìm được insight của khách hàng.
Các loại chiến lược định vị thương hiệu
Dịch vụ khách hàng: Lợi ích hữu hình của chiến lược này là có một dịch vụ khách hàng tuyệt vời để hỗ trợ trong việc nâng cao mức giá sản phẩm. Điển hình như Apple có mức giá cả cao nhưng nhân viên hỗ trợ rất nhiệt tình và nhanh chóng vẫn chiếm được sự yêu thích đến từ khách hàng.
Tính năng: dựa vào yếu tố này để nêu bật lý do tại sao sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp lại nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh thông qua khả năng tiếp cận, hỗ trợ nhiều nền tảng, dễ sử dụng,..
Giá cả: là chiến lược hợp lý nhất để giới thiệu sản phẩm mới đến với khách hàng, đưa ra mức giá thấp nhất là một cách dễ dàng để có được những khách hàng tiềm năng chuyển đổi.
Chất lượng: Các công ty thực hiện chiến lược này khi họ muốn nhấn mạnh chất lượng sản phẩm của mình — chất lượng thường đi kèm với chi phí cao. Thu nhập và thói quen mua sắm của khách hàng mục tiêu sẽ quyết định xem việc nhấn mạnh chất lượng có phải là cách tiếp cận phù hợp cho thương hiệu hay không.
Sự khác biệt: dựa trên tính độc đáo của sản phẩm hoặc các phẩm chất sáng tạo so với cạnh tranh truyền thống.
Một số loại chiến lược định vị khác như dựa vào đối thủ cạnh tranh, dẫn đầu, cảm xúc,…
Những nhược điểm của định vị thương hiệu
Rủi ro khi định vị thương hiệu theo dạng ” được ăn cả, ngã về không”, không thực sự hiểu rõ định vị thương hiệu là dùng để làm gì.
Định vị thương hiệu sai đồng nghĩa không có chỗ đứng trên thị trường kinh doanh do không được xây dựng dựa trên đặc điểm và giá trị nhu cầu dành cho khách hàng
Mối tương quan ngược nhau là một trong những thách thức của việc định vị thương hiệu như là: giá thấp – chất lượng cao, mạnh mẽ – tinh tế, phổ biến – độc quyền, đa dạng – đơn giản,..
Cách tạo ra định vị thương hiệu mạnh mẽ
Xác định đối tượng mục tiêu
Trước khi xây dựng bất kì chiến lược nào, việc nắm bắt đối tượng mục tiêu hướng tới là ai, hiểu rõ khách hàng mục tiêu về các thông tin cơ bản cho đến cách họ nhìn nhận thương hiệu, đánh giá đối thủ cạnh tranh ra sao. Sự hiểu biết này giúp doanh nghiệp tạo các chiến dịch được nhắm mục tiêu và cá nhân hóa cao giúp cho khả năng phản hồi của khách hàng sẽ cao hơn đối với doanh nghiệp.
Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh và cách họ định vị thương hiệu để doanh nghiệp có thể sắp xếp cho mình hướng đi phù hợp phát triển bền vững. Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh có điểm mạnh và điểm yếu như thế nào sẽ giúp doanh nghiệp xác định khoảng trống trên thị trường và tạo ra một chiến lược định vị hiệu quả hơn.
Phân tích nguồn lực doanh nghiệp
Dựa theo mô hình SWOT, phân tích những điểm mạnh – điểm yếu của doanh nghiệp, đồng thời nắm được cơ hội và tránh những thách thức mà doanh nghiệp dễ gặp phải trong quá trình xác định đúng loại định vị thương hiệu. Vừa hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xác định phương hướng vừa phân tích được những vấn đề bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Tạo nên thông điệp nhất quán trên bộ nhận diện thương hiệu
Định vị thương hiệu trên các hình thức quảng cáo phải phù hợp và hướng tới nhóm khách hàng mục tiêu, đặc biệt là đề cao tính nhất quán. Nếu doanh nghiệp định hình phong cách sang trọng với mức độ tinh tế cao, đảm bảo nội dung đến hình ảnh và hệ thống bộ nhận diện thương hiệu đều hướng tới phong cách đó.
Theo dõi và đánh giá hiệu quả định vị thương hiệu
Liên tục theo dõi các đánh giá xung quanh thương hiệu, thực hiện các cuộc khảo sát và thăm dò ý kiến, đồng thời nhận phản hồi trực tiếp đến từ khách hàng về các vấn đề nhận biết thương hiệu. Luôn luôn thử nghiệm các chiến thuật sáng tạo, khác nhau để thực hiện định vị thương hiệu mà chỉ cần đảm bảo rằng doanh nghiệp đang đánh giá các kết quả đạt được.
Lưu ý khi cải thiện định vị thương hiệu
Lắng nghe khách hàng: Đừng tạo ra định vị thương hiệu một cách “sáo rỗng”, hãy đảm bảo rằng luôn luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của khách hàng. Thiết lập các khảo sát hoặc đơn giản là nói chuyện với khách hàng tại các sự kiện và sử dụng tất cả những thông tin chi tiết đó để cải thiện lại định vị thương hiệu chính xác hơn để dễ dàng bán hàng.
Thống nhất lại mục tiêu: Định vị thương hiệu có làm quá nhiều không? Đã thực sự trở nên độc đáo chưa? Nếu mục tiêu bị mất trọng tâm, hãy quay lại những điều cơ bản bằng cách xem lại nghiên cứu ban đầu hoặc tiến hành nghiên cứu mới để xem liệu chiến lược định vị có còn hiệu quả hay không.
Nói chung, chỉ cần có một sản phẩm hoặc dịch vụ tuyệt vời là chưa đủ. Bạn cần trải nghiệm khách hàng hấp dẫn trên tất cả các kênh của mình vì lợi thế mà bạn đang cố gắng rất nhiều để đạt được để thực sự tỏa sáng và được khách hàng chú ý. Định vị là một cam kết hàng ngày hơn là một sự kiện chỉ diễn ra một lần. Nhưng bất chấp tất cả những khó khăn và cam kết đằng sau nó, kết quả là rất xứng đáng cho công việc.
- Cách mở view nước ngoài trên kênh Youtube Việt
- Kiếm tiền bằng Niche Site
- Cách bán hàng nghệ thuật đỉnh cao
- Google Index
- Content hub
- Hướng dẫn cách làm giàu ở nông thôn
- Google Analytics cung cấp chỉ số đo lường website nào tốt nhất
- Booking báo chí và Digital PR ảnh hưởng đến ranking SEO ntn?
- Long tail keywords
- Cách bật kiếm tiền trên TikTok