Học marketing ra làm gì ? Đây là câu hỏi vừa dễ trả lời và vừa khó trả lời nhất. Học marketing ra thì chắc chắn là làm marketing chứ còn làm gì. Nhưng làm marketing là làm gì ? Đùa, đến tôi kinh nghiệm hơn 10+ còn khó trả lời một cách đầy đủ. Vì marketing là một từ khóa rất rộng. Giống như bạn biết bán hàng vậy, bạn bán gì chẳng được. Nên khi được đào tạo về marketing, bạn cũng sẽ bị vấn đề về định hướng nghề nghiệp.
1, Marketing rất rộng
Tiếp thị là một hình thức kinh doanh tổng hợp bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm và phát triển thương hiệu. Mục tiêu cao nhất của marketing là trở thành cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu.
Phải thừa nhận nói marketing thì có những người chỉ tập trung được vào một vài kỹ năng và nó cũng đã chiếm hết thời gian của họ :
- Làm SEO
- Làm PPC chạy quảng cáo
- Làm content
- Làm nghiên cứu
- Làm…..
Mỗi kỹ năng đều cần 10.000 giờ. Tính ra nếu chỉ làm 8 tiếng 1 ngày thì bạn cần 3 năm. Trung bình 1 người đi làm khoảng 30 năm cuộc đời. Do đó thường các bạn sẽ không đi được hết ngành marketing mà sẽ leo theo chiều dọc lên vị trí quản lý, trưởng phòng….
2, Làm marketing là làm gì ?
Theo https://www.indeed.com/career-advice/career-development/what-do-marketers-do thì những người làm marketing cơ bản thì giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn, giúp hình ảnh thương hiệu đến với nhiều người hơn. Đồng thời mức Lương ngành marketing cũng có phần nhỉnh hơn.
Các nhà tiếp thị có trách nhiệm phát triển và thực hiện các chiến lược quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ, tối đa hóa lợi nhuận cho công ty. Họ theo dõi các xu hướng và phát triển các chiến lược giá và chiến dịch quảng cáo. Họ cũng tổng hợp dữ liệu nhân khẩu học và phát triển các chiến lược nhắm mục tiêu để nâng cao nhận thức về các sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp. Một số trách nhiệm chính của họ bao gồm:
- Tối ưu hóa trang web cho các công cụ tìm kiếm
- Viết bản sao bán hàng hấp dẫn
- Thu hút khách hàng tiềm năng
- Xây dựng chiến dịch email
- Tạo tính cách người mua dựa trên nghiên cứu thị trường
- Theo dõi và phân tích ROI của trang web
- Chạy các chiến dịch quảng cáo
- Bằng các cách sau
- Xây dựng thương hiệu
- Quảng cáo trả phí
- Quan hệ công chúng
- Cause Related- Marketing: Marketing dựa trên mục đích cao đẹp
- Truyền miệng
- Tiếp thị tại điểm mua hàng
- Tiếp thị giao dịch
- Bán hàng trực tiếp
- Phương tiện truyền thông xã hội và tiếp thị lan truyền
- Các chương trình giới thiệu
- Tiếp thị công cụ tìm kiếm
- Thư điện tử quảng cáo
3, Học marketing thì có thể làm gì ?
Làm sếp
Đầu tiên khi biết marketing thì bạn có thể tự làm sếp của mình, bạn biết bán hàng online thì hãy nhập hàng về bán, bạn biết làm dịch vụ giặt là thì hãy tự marketing cho dịch vụ của mình. Biết làm marketing là bước đầu tiên của việc biết làm sếp. Chẳng có sếp nào mà không biết làm marketing.
Vị trí marketing truyền thống hay gọi là trade marketing
Nghiên cứu thị trường hiểu người tiêu dùng và biết họ muốn gì
Quản lý thương hiệu là công việc giúp một tổ chức xác định và định vị tên tuổi của mình trên thương trường trong khi vẫn duy trì định vị hình ảnh thương hiệu của mình.
Quảng cáo là hoạt động khuyến mại cung cấp thông tin về sản phẩm nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm.
Quan hệ công chúng là tất cả các hoạt động mà các doanh nghiệp và tập đoàn thực hiện nhằm tích cực xây dựng và duy trì các mối quan hệ với công chúng và cộng đồng.
Vị trí nhân viên về Digital Marketing
1. Tiếp thị nội dung
Là người tạo nội dung cho sản phẩm và dịch vụ, truyền thông tuyển dụng,… và các kế hoạch, chiến lược khả thi để đảm bảo tăng lượng truy cập của công ty và thứ hạng trên Google. Lên kế hoạch cho nội dung được trình bày ở định dạng hình ảnh, video, trang web, blog hoặc phương tiện truyền thông xã hội hấp dẫn và độc đáo nhất. Nghiên cứu các từ khóa chính, mức độ cạnh tranh và mức độ tìm kiếm từ khóa cho các sản phẩm và dịch vụ mà công ty đang kinh doanh.
2. Quản lý SEO
Kỹ năng của chuyên gia SEO trong việc điều hướng nội dung trên nền tảng kỹ thuật số và cải thiện nội dung của công ty. Hướng người tạo nội dung đến đúng mục tiêu và thông tin chi tiết về khách hàng. Một vị trí vô cùng quan trọng trong phòng Marketing không thể thiếu được. công cụ tìm kiếm tối ưu hóa là gì? Bạn nên biết!
3. Quản lý phương tiện truyền thông xã hội
Người quản lý mạng xã hội sẽ tập trung vào việc lên lịch đăng bài, tạo bài đăng và theo dõi các bài đăng trên mạng xã hội. Hãy xem mức độ tham gia của các bài viết trên để có định hướng phù hợp với nhu cầu kinh doanh của bạn.
4. Giám đốc tiếp thị kỹ thuật số
Giám sát việc phát triển chiến lược nội dung và chiến lược tiếp thị tổng thể trong toàn doanh nghiệp, chia nhỏ từng nhiệm vụ cho từng nhóm. Công việc sẽ liên quan đến việc nâng cao nhận thức về thương hiệu, tăng lưu lượng truy cập để có được khách hàng mới. Phân tích các nỗ lực tiếp thị đã hoàn thành để theo dõi và đánh giá kết quả của các chiến dịch tiếp thị tổng thể.
5. Tiếp thị tự động hóa
Đây là một công việc dựa trên công nghệ nhiều hơn liên quan đến việc đo lường và thống kê khi theo dõi hiệu suất chiến dịch. Bạn sẽ được tiếp xúc với phần mềm tốt nhất để nghiên cứu và khám phá các hành vi quan trọng của khách hàng.
Bạn nghĩ mình phù hợp với vị trí nào? Hãy chuẩn bị cho mình một số kiến thức trong ngành digital marketing để ứng tuyển vào các công ty, doanh nghiệp và đạt được mức lương như mong đợi. Một lĩnh vực đòi hỏi bạn phải liên tục cập nhật kiến thức mỗi ngày để phù hợp với thị trường.
Làm việc trong các agency
Agency là thuật ngữ chỉ các công ty chuyên về cung cấp các dịch vụ truyền thông, quảng cáo và tiếp thị. Bạn có thể hiểu đơn giản agency sẽ truyền thông tiếp thị cho nhiều công ty, các công ty, tổ chức là khách hàng (client) của họ, sản phẩm họ bán là dịch vụ truyền thông. Sau đây là các vị trí công việc cụ thể:
Planner
Nhân viên planner là người chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho các chiến dịch truyền thông tiếp thị cho các bên khách hàng. Họ chính là những người nắm giữ vai trò “đầu não” trong mỗi chiến dịch.
Công việc chủ yếu của họ là nghiên cứu client, nghiên cứu thị trường, hiểu được công chúng mục tiêu của client, nghiên cứu đối thủ của client, đưa ra kế hoạch giải pháp nhằm giúp client đạt được mục tiêu do họ đặt ra.
Copywriter và Content Creator
Đây là các vị trí làm việc chủ yếu với ngôn từ, họ là những người chọn lọc, sử dụng ngôn ngữ để làm nội dung của chiến dịch tiếp thị bao gồm slogan, tiêu đề, catalogue, tagline…. Hiện nay, phần nội dung không chỉ bao gồm chữ nghĩa mà còn có cả hình ảnh.
Vì vậy, người làm content creator còn cần có tư duy hình ảnh tốt và viết brief (tạm dịch: bản tóm tắt mô tả) hình ảnh cho designer. Vị trí này khá lý tưởng cho những người có khả năng sử dụng ngôn từ tốt và đang băn khoăn học Marketing ra trường làm gì.
Designer
Designer là nhân viên thiết kế. Họ là những người biến những ý tưởng của copywriter và content creator trở thành hình ảnh, video, gif… một cách trực quan nhất. Designer cần có tư duy hình ảnh tốt và có khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế. Đây là công việc đòi hỏi sức sáng tạo và gu thẩm mỹ cao.
Account
Account là vị trí chịu trách nhiệm kết nối giữa agency và client. Họ là người tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đàm phán ký kết hợp đồng, tiếp nhận các thông tin, yêu cầu của client, tạo mối quan hệ với khách, giữ vai trò liên hệ giữa client và đội ngũ sản xuất của agency. Hiểu một cách nôm na, account có công việc mang tính chất của sales trong agency tuy nhiên tác vụ của họ phức tạp hơn và yêu cầu có kiến thức chuyên môn về Marketing.
Làm việc trong các công ty client
Khi tìm việc làm Marketing, bạn có một sự lựa chọn khác là làm ở công ty client tức là làm trong bộ phận Marketing của các công ty, tổ chức. Bạn tiếp thị chỉ cho duy nhất tổ chức bạn đang làm thay vì làm tiếp thị cho nhiều tổ chức. Về cơ bản, với những tổ chức lớn, bộ phận Marketing phát triển, họ cũng xây dựng phòng ban Marketing với các vị trí nhân viên content, designer, planner như trong agency.
Tuy vậy, với các tổ chức nhỏ hơn hoặc phòng Marketing không có quy mô lớn thì bạn sẽ là người thực hiện rất nhiều tác vụ đôi khi là làm việc như planner lẫn content creator. Dưới đây là một số vị trí công việc trong client.
Nhân viên/Trợ lý Marketing
Vị trí này thực hiện đa dạng các đầu việc tiếp thị bao gồm cả việc nghiên cứu thị trường, hỗ trợ xây dựng kế hoạch tiếp thị, thực hiện các tác vụ cụ thể trong kế hoạch tiếp thị, hỗ trợ các công việc khác trong phòng Marketing. Nếu bạn là người khá toàn diện các kỹ năng, kiến thức về Marketing thì có thể xem xét vị trí này khi đặt câu hỏi học Marketing ra trường làm gì
Nhân viên/Chuyên viên nghiên cứu thị trường
Với những công ty lớn thì vị trí nghiên cứu thị trường có thể tách ra riêng so với nhân viên Marketing. Công việc của nhân viên nghiên cứu thị trường là tìm hiểu, thu thập và nghiên cứu thông tin về khách hàng của tổ chức, phân tích đối thủ. Những thông tin mà họ đưa ra có giá trị rất lớn trong việc lên kế hoạch truyền thông tiếp thị.
Nhân viên quan hệ công chúng
Nhân viên quan hệ công chúng trong các tổ chức sẽ chịu trách nhiệm các công việc về làm việc với báo chí, quản lý quan hệ với cộng đồng, xử lý khủng hoảng truyền thông, tổ chức sự kiện…
Các công việc nêu trên đều bắt đầu từ vị trí nhân viên phù hợp với người mới ra trường. Sinh viên mới ra trường thường đặt câu hỏi: Sinh viên mới ra trường cần làm gì để có công việc tốt, hãy bắt đầu từ các vị trí nhân viên, học hỏi kinh nghiệm và bạn sẽ thăng tiến dần trong tương lai nếu có năng lực và nỗ lực. Các vị trí thăng tiến tiếp theo sẽ là Manager, là Trưởng phòng Marketing, Giám đốc Marketing, Giám đốc Sáng tạo…
4, Học Marketing làm việc ở đâu?
Giống như việc bạn học marketing thì học ở đâu việc học Marketing, ra trường bạn có thể làm việc tại:
- Doanh nghiệp hoạt động với các loại hình khác nhau như liên doanh, liên kết, TNHH; công ty, tập đoàn đa quốc gia;
- Các công ty quảng cáo (Advertising agency);
- Công ty truyền thông (Media agency);
- Công ty nghiên cứu thị trường (Market research agency);
- Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo ngành Marketing…
Phần trả lời câu hỏi:
Câu 1: Học marketing làm nghề gì?
Như đã nêu ở trên thì có rất nhiều nghề nghiệp khác nhau
Câu 2: Học marketing làm việc ở đâu?
Làm tại nhà, công ty, online nước ngoài được hết
Câu 3: Học marketing nên làm thêm gì?
Tự kinh doanh
Câu 4: Học marketing làm ngân hàng được không?
Không, trừ khi bán muốn bán bảo hiểm
Câu 5: Học marketing số ra làm gì?
Học marketing làm truyền thông ra kiếm tiền MMO hoặc làm Affiliate marketing
Câu 6: Học marketing có làm kinh doanh được không?
Kinh doanh khỏe bạn ơi
Câu 7: Học marketing có làm tổ chức sự kiện được không?
Được nhé!
- Cách mở view nước ngoài trên kênh Youtube Việt
- Kiếm tiền bằng Niche Site
- Cách bán hàng nghệ thuật đỉnh cao
- Google Index
- Content hub
- Hướng dẫn cách làm giàu ở nông thôn
- Google Analytics cung cấp chỉ số đo lường website nào tốt nhất
- Booking báo chí và Digital PR ảnh hưởng đến ranking SEO ntn?
- Long tail keywords
- Cách bật kiếm tiền trên TikTok