Google Index

Crawling và indexing là hai yếu tố quan trọng trong SEO, nó là bước ban đầu cho chiến lược SEO thành công vì liên quan đển việc Google có nhận thấy và bài viết của bạn có xuất hiện trên kết quả tìm kiếm hay không. Bài viết sau đầy của chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về Google Index và cách để google index nhanh nhất chi tiết!

Google Index là gì

Chỉ mục tìm kiếm của Google về cơ bản là toàn bộ kho lưu trữ trang web để Google dựa trên dữ liệu đó để cung cấp kết quả tìm kiếm cho người dùng.

Tuy nhiên không phải bất kỳ trang web nào cũng được Google lập chỉ mục và có thể xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm.

google-index-la-gi
google-index-la-gi

Nhưng bạn đừng lo lắng nếu là một trang web mới liệu có được Google hay không, câu trả lời chắc chắn là có. Quá trình indexing xảy ra sau khi trình thu thập dữ liệu (crawling) thu thập tất cả các nội dung trên Internet.

Nếu nội dung bạn hữu ích đối với người dùng và đạt một số yếu tố đánh giá của Google thì chắc chắn sẽ được lập chỉ mục.

Google lập chỉ mục hoạt động như thế nào?

Google-lap-chi-muc-hoat-dong-nhu-the-nao
Google-lap-chi-muc-hoat-dong-nhu-the-nao

Crawling: Google Bot sẽ tiến hành thu thập dữ liệu trên tất cả trang web, từ nội dung này đến nội dung khác, từ trang này sang trang khác và tìm kiếm các nội dung được cập nhật hay website mới.

Indexing (lập chỉ mục): Sau khi đã thu thập dữ liệu, Google sẽ phân tích các trang lưu trữ chúng trong cơ sở dữ liệu khổng lồ hay còn gọi là các chỉ mục.

Ranking: Các thuật toán của Google sẽ lựa chọn các trang tốt nhất và liên quan nhất với từ khóa người dùng tìm kiếm từ chỉ mục và hiển thị trên trang kết quả theo theo thứ tự.

​Một số yếu tố ảnh hưởng đến cách Google Index như:

Thẻ Noindex: nếu các trang, bài viết có thẻ noindex trong html thì có nghĩa là đang yêu cầu Google không lập chỉ mục.

Content: Google sẽ không lập chỉ mục các nội dung mà nó đánh giá là không hữu ích cho người dùng.

Duplicate: Các nội dung trùng lặp, copy rất ít khả năng được index hơn, và Google không đánh giá cao các nội dung này.

SItemap: việc tạo và gửi sitemap nghĩa là bạn thông báo cho Google về cấu trúc trang web, tạo điều kiện cho Google thu thập dữ liệu dễ dàng hơn.

Canonicalization: các trang, bài viết được đánh dấu canonical thì Google sẽ không index các phiên bản bài viết đó.

Làm cách nào để kiểm tra google index website của tôi chưa?

Có hai cách đơn giản để kiểm tra một URL đã được index hay chưa:

Google Search

Truy cập Google và tìm kiếm theo cú pháp: site:yourdomain.com, trong đó yourdomain là tên miền website của bạn.

Kết quả sẽ hiển thị dưới trang tìm kiếm các URL được lập chỉ mục. Nếu không có bất kỳ kết quả nào thì website đó không được lập chỉ mục.

Google Search Console

Truy cập vào Google Search Console, chọn công cụ kiểm tra URL và nó sẽ hiện cụ thể khai báo index google rằng URL đã được thu thập dữ liệu, index hay chưa và cụ thể vào thời gian nào gần nhất. Nếu bạn chưa liên kết tài khoản Google Search Console với website và xác minh quyền sở hữu, có thể xem hướng dẫn tại đây.

Cách để Google Index nhanh?

Lam-cach-nao-de-kiem-tra-google-index-website-cua-toi-chua
Lam-cach-nao-de-kiem-tra-google-index-website-cua-toi-chua

Đối với website mới, Google sẽ mất thời gian lâu để index website đó. Quá trình Crawl dữ liệu có thể mất từ vài ngày đến một tuần.

Việc index có thể diễn ra ngay sau đó như không đảm bảo sau đó có mất index hay không. Có thể thấy việc Google Index cần thời gian, tuy nhiên bạn có thể thực hiện một số kỹ thuật để tăng tốc quá trình này!

Yêu cầu lập chỉ mục trong Google Search Console

Cách dễ nhất là yêu cầu lập chỉ mục trong Google Search Console. Bạn chỉ cần nhập URL vào công cụ kiểm tra URL, nếu chưa được index chỉ cần gửi yêu cầu bằng cách nhấn vào nút “yêu cầu lập chỉ mục”.

Tuy nhiên vid phải nhập và submit từng URL nên đối với các website có số lượng lớn URL sẽ mất nhiều thời gian để gửi yêu cầu. Đây là một cách gửi index rất hiệu quả vì Google Search Console là công cụ hỗ trợ của chính Google.

Google sitemap index

Sitemap XML là một tệp liệt kê tất cả các URL bạn muốn Google lập chỉ mục. Nó khai báo cho Google biết rằng những trang này rất quan trọng. Điều này giúp trình thu thập thông tin tìm thấy các trang chính của bạn nhanh hơn và tiết kiệm Crawl Budget cho website

Ví dụ:

Bạn có thể sẽ tìm thấy sơ đồ trang web của website bạn trên URL này:

https://yourdomain.com/ sitemap.xml

Nếu chưa có hãy xem bài viết cách tạo sitemap.xml của chúng tôi để được hướng dẫn và thực hiện hiệu quả.

Để gửi sitemap, bạn chuyển đến tính năng “Sitemap” trong GSC và nhập URL của sitemap website bạn và nhấn “Gửi” Thời gian Google xử lý có thể mất vài ngày, khi hoàn tất bạn sẽ thấy liên kế Sitemap của mình trong tính năng này của GSC hiện màu xanh lục.

Cách tìm lý do tại sao google không index và khắc phục

Here you want to write a short paragraph that quickly explains exacttly what your product is and how it’s the perfect solution

Cach-tim-ly-do-tai-sao-google-khong-index-va-khac-phuc
Cach-tim-ly-do-tai-sao-google-khong-index-va-khac-phuc

1.

UniqueNếu bạn gặp tình trạng URL không được index hãy kiểm tra lại đảm bảo nội dung của bạn là độc đáo, cung cấp hữu ích cho độc giả mục tiêu. Bên cạnh đó kiểm tra đảm bảo răng nội dung không trùng lặp, quá mỏng và cung cấp không đủ thông tin và tiến hành bổ sung chủ đề cho nội dung.

2.

Nội dung cập nhật

Đảm bảo bài viết của bạn không bị lỗi thời và thông tin đã cũ. Nếu bài viết bạn đã thực hiện và khoảng thời gian dài không đụng đến thì Google sẽ cho rằng đây là nội dung đã cũ và từ chối index vì không còn hữu ích. Hơn hết, SEO ngày càng cạnh tranh, việc bạn không cập nhật nội dung mới thì các website khác được chăm chút hơn sẽ vượt lên.

3.

Robots.txt không disallow

Kiểm tra lại file robots.txt và đảm bảo không disallow các URL quan trọng mà bạn muốn index. Vì lệnh disallow sẽ không cho phép Google Bot và thu thập dữ liệu.

4.

Không có các thẻ noindex

Kiểm tra lại các trang và bài viết không được lập chỉ mục rằng không có bất kỳ thẻ noindex nào. Bạn có rất nhiều nội dung mà bạn muốn được index. Tuy nhiên, bạn vô tình tạo một tập lệnh mà bạn không hề hay biết và đã có các chỉnh sửa vô tình làm phần lớn nội dung trên website chặn google index. Bạn chỉ cần kiểm tra cơ sở dữ liệu SQL và khắc phục.

Các trang không mồ côi và internal link chặt chẽ

Đảm bảo không có bất kỳ bài viết hay trang nào “mồ côi” trên website của bạn và không được liên kết đến bất kỳ URL nào khác trên website. Xây dựng liên kết nội bộ chặt chẽ sẽ giúp Google quét nhanh hơn đến các URL trên website của bạn và lập chỉ mục. Bạn có thể sử dụng một số plugin hỗ trợ để kiểm soát và tối ưu internal link mạnh mẽ.

Canonical

Việc sử dụng thẻ canonical không đúng cách sẽ dẫn đến các URL không được index. Một số hậu quả dẫn đến:

  • Google không nhìn thấy các trang của bạn – Đặc biệt nếu trang đích cuối cùng trả về lỗi 404 hoặc lỗi 404 mềm.

  • Nhầm lẫn – Google có thể chọn thu thập các trang sẽ không có nhiều ảnh hưởng đến thứ hạng.

  • Lãng phí Crawk Budget – Việc Google thu thập dữ liệu các trang mà không có thẻ chuẩn phù hợp có thể dẫn đến lãng phí ngân sách thu thập dữ liệu nếu thẻ canonical của bạn được đặt không đúng cách.

Submit trong Google Search Console

Sau khi kiểm tra và khắc phục các nguyên nhân trên hãy tiến hàng Submit URL qua công cụ kiểm tra URL trong Google Search Console.

Sử dụng tính năng Instant Indexing trong plugin Rank Math

Đối với submit số lượng lớn URL bạn có thể sử dụng tính năng Instant Indexing trong plugin Rank Math. Tuy nhiên thời gian index sẽ không nhanh bằng submit trên GSC.

blank

Pillar Page

Có thể bạn không biết, có một câu nói rất hay là “mọi người cần tương tác với một thương hiệu khoảng

blank

Entity

Khi làm SEO, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua Entity hay thực thể. Đối với những người cũ, đó là khái

blank

Author bio

Khi bạn xem các trang web lớn, ở dưới hoặc đầu bài viết của họ sẽ đều có một đoạn credit gồm

blank

Content hub

Bất kỳ ai đã từng tìm hiểu về SEO đều biết, việc sắp xếp logic nội dung trên trang web để cả

blank

SEO mũ trắng mũ đen

SEO mũ trắng là gì? SEO mũ đen là gì? SEO mũ trắng hay White Hat SEO là bao gồm các chiến

blank

Tối ưu tốc độ website

Trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay, mọi thứ liên quan đến công nghệ đều phụ thuộc vào tốc độ.